Mặt hàng dây điện, cáp điện nhập khẩu có rất nhiều loại: được phân loại và định danh trong biểu thuế theo công dụng và điện áp định danh, chất liệu vỏ bọc và đã lắp đầu nối hay chưa.
Chính vì thế, quy trình và các thủ tục thông quan dây cáp điện nhập khẩu là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vậy quy trình đó như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Tùy theo loại dây điện, cáp điện các công ty nhập khẩu mà có thủ tục nhập khẩu bình thường hoặc phải kiểm tra chuyên ngành.
( ảnh Internet)
Quy định nhập khẩu dây cáp điện
Điều đầu tiên là cáp điện là mặt hàng không thuộc diện cấp nhập khẩu hay cấm xuất khẩu tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên với điện áp dưới đây thì thực hiên như sau:
- Điện Áp Dưới 50V ( không kiểm tra chất lượng nhà nước)
- Điện Áp từ 50V đến 1000V ( Kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi bán ra thị trường)
- Điện Áp Trên 100V (không kiểm tra chất lượng nhà nước)
Nếu rơi vào trường hợp 1 và 3 tức là dưới 50V và trên 1000V thì không cần kiểm tra chất lượng nhà nước trước khi bán ra thị trường ( dẫn chiếu theo QĐ 3810/QĐ-BKHCN 2019 đây là quyết định mới và thây thế cho Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ) nên doanh nghiệp chú ý.
Vậy còn trường hợp còn lại đó là trường hợp thứ 2 với mức điện áp là từ 50V đến 1000V.
Đây là điều cực kỳ quan trọng cần lưu ý, đối với các dây cáp điện thì khi khai hải quan các bạn nên chú ý đến dòng diện AC ( xoay Chiều) và DC ( Dòng điện 1 Chiều).
Doanh nghiệp nên chú tâm vào DC vì thường DC là 1.5KW và trên dây cáp thực tế thường là 1.5KW hoặc 1500V thì bạn không cần phải kiểm tra chất lượng nhà nước và cũng không cần phải chịu thuế Nhập Khẩu 5%
Quy trình làm thủ tục như sau:
1. Hàng chuẩn bị về cảng doanh nghiệp nhận được thông báo hàng đến của hãng tàu / kho hàng thì chúng ta làm một bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, gửi đến Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng hoặc các đơn vị trung tâm được nhà nước chỉ định (Vinacontrol, Vinacomin, Quatest …..)
Trung tâm này sẽ cấp chứng thư chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên kết quả test mẫu của các trung tâm có khả năng test mặt hàng cáp điện.
Hồ sơ bao gồm :
- Đơn xin kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (3 tờ)
- Invoice
- packing list
- bill of loading
- COA của hàng
- C/O ( nếu có)
Tất cả nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan.
2. Sau khi có được giấy đăng ký của trung tâm kiểm tra chất lượng thì bước tiếp theo là ta mở thủ tục hải quan tại cảng nơi hàng cập
Hồ sơ cũng rất là đơn giản để nộp cho HQ là : Tờ Khai điện tử, đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, invoice, packing list, bill of lading, C.o (nếu có)
Sau khi hải quan kiểm tra bộ hồ sơ của doanh nghiệp xong thì bước tiếp theo là tiến hành lấy mẫu thực tế do trung tâm kiểm tra chất lượng sẽ lấy tại cảng, hàng sẽ được hải quan mang về kho bảo quản để đợi ngày có kết quả từ trung tâm kiểm tra đạt hay là không !
Nếu đạt thì mang kết quả đạt đó quay lên lại Trung tâm kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng để họ ra chứng thư chất lượng cho lô hàng.
Sau đó doanh nghiệp mang chứng thư chất lượng của lô hàng nộp cho hải quan thì HQ sẽ thông quan và doanh nghiệp bạn sẽ được bán sản phẩm đó ra thị trường.

Các loại dây cáp điện không phải làm kiểm tra chuyên ngành
- Các loại dây cáp điện không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN. Theo đó, đây là các loại dây cáp đã được lắp sẵn đầu nối. Thường được áp dụng trong các thiết bị là sản phẩm của một quá trình sản xuất hoàn chỉnh. .
- Dây cáp điện thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2. Đây là những mặt hàng được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia..
- Dây điện không bọc nhựa PVC mà bọc bằng chất cách điện khác.
Tags: dịch vụ hải quan, dịch vụ hải quan chuyên nghiệp. khai báo hải quan tại hà nội, nam ninh logistics. mst 0110158416, NHẬP KHẨU DÂY CÁP ĐIỆN, Quy định nhập khẩu dây cáp điện