I. KHÁI NIỆM XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Xuất xứ hàng hóa (Country of Origin – CO) là quốc gia nơi mà hàng hóa được sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp. Thông tin về xuất xứ hàng hóa quan trọng trong thương mại quốc tế vì nó ảnh hưởng đến việc áp dụng thuế quan, quy định về nguyên liệu, chất lượng và chứng nhận xuất xứ.
Giấy chứng nhận CO là chứng từ quan trọng, là điều kiện để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Ngoài ra, CO còn có thể giúp cho bên mua hoặc bên bán được hưởng những ưu đãi và lợi ích theo quy định được ký kết giữa các bên. Do đó, CO đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu cũng như kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Một số lưu ý về xuất xứ hàng hóa:
- Quy định pháp lý: Mỗi quốc gia có các quy định riêng về việc xác định xuất xứ hàng hóa. Thông thường, có các quy tắc cụ thể để xác định xuất xứ, và các chứng từ hoặc giấy tờ cần thiết để chứng minh xuất xứ của hàng hóa.
- Ảnh hưởng đến thuế quan: Xuất xứ hàng hóa cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng thuế quan. Có thể có các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia để giảm hoặc miễn thuế quan cho hàng hóa từ các quốc gia nhất định.
- Chứng nhận xuất xứ: Để chứng minh xuất xứ hàng hóa, thường cần có các chứng từ như Chứng nhận Xuất xứ (Certificate of Origin) hoặc các tài liệu khác do cơ quan chứng nhận chính thức cung cấp.
- Quy định về xuất xứ ở các thỏa thuận thương mại đa phương: Trong các thỏa thuận thương mại đa phương như CPTPP, EU-Việt Nam FTA, xuất xứ hàng hóa được quy định cụ thể để hưởng các ưu đãi thuế.
- Đối với hàng hóa phức tạp: Đôi khi, xuất xứ hàng hóa có thể trở nên phức tạp đối với các sản phẩm được chế biến hoặc lắp ráp từ nhiều quốc gia khác nhau.
Thông tin về xuất xứ hàng hóa thường cần được cung cấp đầy đủ và chính xác trong các tài liệu thương mại và hải quan để đảm bảo tuân thủ quy định và nhận được các ưu đãi thương mại.
II. CÁC LOẠI C/O PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Để đáp ứng nhu cầu buôn bán hàng hoá giữa các bên, nhiều loại CO đã được ra đời với một số loại phổ biến như sau:
-
Mẫu CO form A là chứng nhận cho các lô hàng được xuất khẩu, trong đó Việt Nam là bên được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.
-
Mẫu CO form B là chứng nhận xuất xứ hàng hoá, áp dụng với các lô hàng được xuất đi các nước không ưu đãi.
-
Mẫu CO form D là chứng từ chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng xuất khẩu tới các nước trong khối ASEAN, thuộc diện hưởng ưu đãi về thuế và được nếu rõ trong hiệp định CEPT.
-
Mẫu CO form E là chứng nhận xuất xứ hàng sang các nước trong khối ASEAN và xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hoá được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
-
Mẫu CO form AK là chứng nhận xuất xứ các lô hàng được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang Hàn Quốc (hoặc ngược lại) cũng như các quốc gia trong khối ASEAN
-
Mẫu CO form AJ là chứng nhận xuất xứ hàng được hưởng ưu đãi về thuế sang các quốc gia trong khối ASEAN hoặc xuất khẩu sang Nhật và ngược lại.
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG TRÊN C/O FROM E
Một giấy chứng nhận xuất xư hàng hóa (Country of Origin – C/O) được coi là hợp lệ khi có đủ các tiêu chí sau:
Nam Ninh Logistics xin lấy minh chứng C/O From E để giải thích các tiêu chí có trên C/O
1. Product consigned from (Exporter’s business name, address, country)
Sản phẩm được gửi từ (Tên công ty xuất khẩu, địa chỉ, Quốc gia)
Phần này yêu cầu bạn ghi rõ thông tin đơn vị xuất khẩu hàng hóa và thông thường là Trung Quốc.
Đây là ô nội dung quan trọng để xác định nơi hàng hóa xuất xứ.
Nếu hàng hóa của bạn được mua từ một công ty Trung Quốc và được gửi đi từ Trung Quốc thì thông tin công ty trên ô số 1 này sẽ là cùng 1 công ty, nếu khác công ty bạn cần kiểm tra lại để tránh trường hợp CO ủy quyền.
2. Product consigned from (Exporter’s business name, address, country)
Sản phẩm được gửi đến (Tên công ty xuất khẩu, địa chỉ, Quốc gia)
Ô này thể hiện thông tin công ty nhập khẩu với đầy đủ địa chỉ, không viết tắt và phải có tên Quốc gia.
3. Means of transport and route (as far as know)
Phương tiện vận tải và tuyến đường (nhiều nhất có thể biết)
Từ as far as know là thuật ngữ nên rất khó dịch sang tiếng Việt. Chúng ta có thể hiểu là thông tin gần nhất mà chúng ta biết được về phương tiện vận tải và tuyến đường.
Do hàng từ Trung Quốc đến Việt Nam là tuyến ngắn, ít xảy ra sự cố nên bạn sẽ hiếm gặp trường hợp thay đổi tên tàu, số chuyến và tuyến đường.
Tuy nhiên, dù có sự thay đổi tại ô số 3 cũng không phải là cơ sở để hải quan không chấp nhận CO. Bạn cần hiểu và nắm rõ điều này để có thể bảo vệ quyền lợi của công ty.
4. For Official Use
Mục đích sử dụng do hải quan ghi chép.Trong ô này có 2 tick box sẽ do hải quan tick vào.
a. Preferential Treatment Given – Được hưởng ưu đãi
b. Preferentital Treatment Not Given (Please state reason/s) – Không được hưởng ưu đãi (ghi rõ lí do)
Vậy bạn có thể hiểu việc từ chối một CO phải có lí do chính đáng. Nếu bộ chứng từ của bạn đầy đủ và đúng thì hải quan cũng không thể không chấp nhận CO.
5. Item number: số lượng mặt hàng
6. Mark and numbers on packages – Đánh dấu và đánh số trên bao bì
7. Number and type of packages, description of products (including quantity where appropriate and HS number in six digit code)
Số lượng và loại bao bì, mô tả sản phẩm (bao gồm số lượng nếu phù hợp và mã HS bằng mã sáu chữ số)
Ô này bạn phải ghi rõ tổng số lượng lô hàng theo quy cách đóng gói rõ ràng nhất.
VD: Bạn nhập khẩu 100 kg giấy tráng 10 cuôn, HS Code 481013.
Vậy bạn phải ghi rõ nội dung bằng tiếng Anh như sau:
Coated PaPer /100 kg , HS Code: 220421
Nếu trong trường hợp đây là CO Form E 3 bên, bạn phải ghi rõ tên, địa chỉ công ty phát hành hóa đơn tại ô này.
Bạn có thể tham khảo bài viết này để hiểu rõ cách thể hiện các bên sử dụng CO Form E 3 bên.
8. Origin criteria – Tiêu chí xuất xứ
Bạn có thể tham khảo bài viết trên để hiểu rõ về tiêu chí xuất xuất xứ sau đó điền mã vào ô này.
Có 4 mã tiêu chí xuất xứ để điền vào ô này:
a. Tiêu chí xuất xứ WO – Wholly Owned:
Hàng hóa được làm tại Trung Quốc từ nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất
b. Tiêu chí xuất xứ PE – Produced Entirely
Hàng hóa có thể có nguồn gốc từ một hoặc nhiều nước thành viên trong hiệp định ACFTA
c. Tiêu chí xuất xứ RVC – Regional Value Content
Hàng hóa có hàm lượng giá trị hơn 40% của Trung Quốc thì CO Form E được chấp nhận
d .Tiêu chí xuất xứ CTH, CTC – Change of Tarrif Hamonization
Chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 chữ số. Đây là phần chuyên sâu phù hợp cho nhà sản xuất. Vngrow sẽ không chi tiết tiêu chí này.
e. Tiêu chí xuất xứ PSR – Product Specific Rules
Quy tắc cụ thể mặt hàng PSR yêu cầu nguyên liệu phải trải qua quá trình thay đổi mã số hàng hoá (Change in Tariff Classification – CTC), trải qua công đoạn gia công, chế biến của hàng hoá (Production Process), đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC) hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên.
9. Gross weight or net weight or other quantity and value (FOB) only when RVC criterion is applied
Tổng trọng lượng hoặc trọng lượng tịnh hoặc số lượng và giá trị khác (FOB) chỉ khi áp dụng tiêu chí RVC.
Ô này nên thể hiện rõ nhất về số lượng hàng hóa.
Theo ví dụ đưa ra tại ô số 7, nhập khẩu 100 kg giấy tráng, thì tại ô số 9 sẽ ghi số lượng tại ô số 9 là 100kg.
10. Number, date of invoices: Số và ngày hóa đơn
Ghi rõ số invoice, ngày hóa đơn trên Commercial invoice.
11. Declaration by exporter – Khai báo của người xuất khẩu
The underssigned hereby declares that the above details and statement are correct; that all the products were produced in China and that they comply with the origin requirements specified for these products in the Rule of origin for the ACFTA for the products exporterd to Vietnam
Người ký tên dưới đây tuyên bố rằng các chi tiết và tuyên bố trên là chính xác; rằng tất cả các sản phẩm đều được sản xuất tại Trung Quốc và tuân thủ các yêu cầu về xuất xứ quy định cho các sản phẩm này trong Quy tắc xuất xứ của ACFTA đối với các sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam.
12. Certification – Chứng nhận của hải quan nước xuất khẩu
It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.
Bằng văn bản này chứng nhận, trên cơ sở kiểm soát được thực hiện, rằng tuyên bố của nhà xuất khẩu là chính xác.
Ô này sẽ đóng dấu và kí tên của hải quan nước xuất khẩu ghi rõ nơi cấp chứng nhận, ngày cấp. Đây cũng là ngày phát hành CO.
13. Ô số 13 CO Form E dánh dấu trường hợp đặc biệt
Có 4 ô trường cần được tick vào khi sử dụng CO Form E trong các trường hợp đặc biệt
a. Issued Retroactively – Ban hành hồi tố
Ô này được tick khi CO được phát hành sau 3 ngày tàu chạy. Thời gian 3 ngày tàu chạy được tính từ ngày cấp CO.
VD: Ngày tàu chạy trên CO Form E trong bài viết được cấp vào ngày 08 tháng 01 năm 2024 cùng thời gian phát hành CO nên không cần tick.
Nếu CO được phát hành vào ngày 11 thì phải tick vào ô Issued Retroactively
b. Exhibition – Triển lãm
Khi hàng hóa được gửi từ một nước thuộc ACFTA gửi cho một bên khác để triển lãm và được bán trong hoặc sau triển lãm thì theo Quy tắc 22 của Phụ lục A của Quy tắc xuất xứ của ACFTA phải tick (✓) vào ô Exhibition và ghi tên, địa chỉ của đơn vị triển lãm tại số 2: Product consigned from (Exporter’s business name, address, country).
c. Third Party Invoicing – Hóa đơn bên thứ ba phát hành
Trường hợp hóa đơn do nước thứ ba phát hành thì đánh dấu vào ô này và ghi thông tin số, ngày hóa đơn ghi tại Ô 10.
Các thông tin như tên, quốc gia của công ty phát hành hóa đơn ghi tại ô số 7.
d. Movement Certificate – Back to back CO – CO giáp lưng
Hàng hóa có CO Giáp lưng thì giá trị hàng hóa ở Ô 9 phải là giá trị hóa đơn xuất khẩu cho bên trung gian và bắt buộc khi áp dụng tiêu chí RVC; Tên Cơ quan cấp ban đầu của Bên đó, ngày cấp theo định dạng ngày/tháng/năm và CO Form E ban đầu được ghi trong Ô 7.
>>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN TRA CỨU CO FROM E ONLINE
III. QUY TRÌNH VÀ DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN CHUYÊN NGHIỆP – NAM NINH LOGISTICS
Thủ tục thông quan có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại hàng hóa. Để đảm bảo việc thông quan thành công, Nam Ninh Logistics sẽ tìm hiểu và tuân thủ các quy định hải quan của quốc gia mà bạn đang nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa.
Bước 1: Hỗ trợ mua và cài đặt chữ ký số (công cụ để khai báo hải quan điện tử) đối với doanh nghiệp mới.
Bước 2: Kiểm tra trước các vấn đề liên quan đến hàng hóa như mã HS, thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O (nếu có), giấy phép nhập khẩu chuyên ngành (nếu có), dự kiến phân luồng hải quan (xanh/vàng/đỏ), dự kiến khả năng kiểm hóa (nếu có),…và các tình huống có thể xảy ra cũng như cách xử lý để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện khai báo và làm thủ tục hải quan.
Bước 3: Kiểm tra lại bộ chứng từ cho chính xác, truyền khai thử hải quan điện tử và gửi cho khách hàng, kiểm tra lại trước khi truyền khai chính thức.
Bước 4: Khai báo hải quan điện tử chính thức, thông báo kết quả phân luồng.
Bước 5: Nhân viên hiện trường làm các thủ tục để thông quan tờ khai. Tại đây
Bước 6: Sắp xếp phương tiện vận chuyển phù hợp, thông báo kế hoạch giao hàng đến tận kho của khách hàng.
Bước 7: Xuất hóa đơn giá trị gia tăng, bàn giao các chứng từ hóa đơn liên quan trực tiếp lô hàng.
Hãy liên hệ sớm với Nam Ninh Logistics để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất !
Hotline: 0943 62 6060 / 0949 620 621
Email: ops.manager@namninhlogistics.com
CÔNG TY TNHH NAM NINH LOGISTICS
-
Địa chỉ:P.301, Số 3 ngõ 31, phố Dịch Vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
-
Email: ops.manager@namninhlogistics.com
-
Website: https://namninhlogistics.com
Tags: C/O LÀ GÌ? CÁC TIÊU CHÍ TRÊN C/O HỢP LỆ, dịch vụ hải quan tại nội bài, dịch vụ hải quan tại sân bay nội bài, dịch vụ xuất nhập khẩu nam ninh logistics, giâ dịch vụ thủ tục hải quan tại nội bài, giá xe tải nội bài Cầu giấy, Hải quan Nội Bài Địa chỉ kho Fedex Nội Bài, Hải quan sân bay học ngành gì, kho hàng acsv, kho hàng alsc, kho hàng ncts, lấy hàng tại kho hàng nội bài, mã kho nội bài, mst 0110158416, nộp thuế hàng nhập khẩu tại sân bay nội bài, phân tích phân loại, Quy trình khai báo hải quan sân bay, Số điện thoại Hải quan sân bay Nội Bài, thông quan hàng hóa tại kho hàng nội bài, thủ tục hải quan nhập khẩu tại sân bay nội bài, thủ tục hải quan tại Nội Bài, Thủ tục hải quan tại sân bay Nội Bài, Tờ khai hải quan tại sân bay, vận chuyển hàng từ nội bài về trung tâm hà nội, xác định trước mã hs, Xuất xứ hàng hóa (Country of Origin – CO)