Các trường hợp nào phải ĐĂNG KÝ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO ĐỘNG CƠ ĐIỆN là vấn đề mà các cơ sở sản xuất motor, doanh nghiệp nhập khẩu động cơ điện cần biết để thực hiện đúng quy định về dán nhãn năng lượng cho motor động cơ.
Hiện nay, động cơ điện các loại được ứng dụng rất rộng rãi cả trong hầu hết mọi lĩnh vực, cả trong sản xuất (công xuất lớn) và đời sống gia đình. Vậy động cơ điện trước khi lưu hành ra thị có phải đăng ký dán nhãn năng lượng hay không. Nam Ninh Logistics xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện.
Trước khi nhập khẩu Motor (Động cơ điện) về Việt Nam, doanh nghiệp cần tìm hiểu các văn bản pháp luật sau:
Căn cứ vào pháp luật hiện hành điều 39 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiểu quả quy định về dán nhãn năng lượng đối với động cơ điện *( Motor ) phải có dán nhãn năng lượng trước khi đư ra thị trường.
Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình
Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu
Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng
Dán nhãn năng lượng cho động cơ điện là gì ?
– Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
– Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Các loại động cơ điện phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng
Trong bài viết https://namninhlogistics.com/nhap-khau-dong-co-dien/ đã nêu rõ các loại động cơ điện phải làm dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục thông quan và trước khi đư ra ngoài thị trường theo đó các tiêu chí phải xin dán nhãn năng lượng như sau:
Tiêu chuẩn này qui định mức hiệu suất năng lượng của động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz và/hoặc 60 Hz và:
– Có điện áp danh định UN đến 1 000 V;
– Có công suất ra danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW;
– Có 2, 4 hoặc 6 cực;
– Hoạt động ở kiểu chế độ S1 (chế độ liên tục);
– Làm việc trực tiếp trên lưới;
– Có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1).
Động cơ có mặt bích, đế và/hoặc trục có kích thước cơ khí khác với TCVN 7862-1 (IEC 60072-1) cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Động cơ có trang bị hộp số có thể tháo rời hoặc cơ cấu hãm cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này mặc dù trong các động cơ này có thể sử dụng các trục và mặt bích đặc biệt.
Quy trình thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện
Chứng từ mà Doanh nghiệp cẩn chuẩn bị :
– Thông tin về động cơ điện
– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
– Nhãn phụ của sản phẩm
Bước 1: Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng tối thiểu
– Tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng bao gồm: tổ chức thử nghiệm trong nước (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất); tổ chức thử nghiệm nước ngoài (tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc phòng thử nghiệm của nhà sản xuất).
– Thử nghiệm hiệu suất phải thực hiện tại các trung tâm có đủ điều kiện để thử nghiệm hiệu suất năng lượng và tổ chức thử nghiệm dán nhãn năng lượng phải đáp ứng Điều kiện sau:
+ Tổ chức thử nghiệm trong nước là tổ chức thử nghiệm đáp ứng quy định tại Chương II Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
+ Tổ chức thử nghiệm nước ngoài là tổ chức thử nghiệm được công nhận theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (hoặc tương đương) bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC hoặc APLAC).
– Căn cứ để thử nghiệm, đánh giá hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị là các TCVN hoặc các quy định của Bộ Công Thương tương ứng.
– Thử nghiệm mẫu điển hình: Doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị, số lượng và phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ Công Thương và gửi tới tổ chức thử nghiệm để được thử nghiệm và cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
– Kết quả thử nghiệm là cơ sở để dán nhãn năng lượng cho sản phẩm có cùng model cùng thông số kỹ thuật, cùng xuất xứ và cùng cơ sở sản xuất. Kết quả thử nghiệm có hiệu lực vô thời hạn, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện có sai phạm trong kết quả thử nghiệm hoặc có sai phạm, vi phạm của tổ chức thử nghiệm.
– Thời gian thực hiện thư nghiệm hiệu suất năng lượng phụ thuộc vào trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
Bước 2: Đăng ký dán nhãn năng lượng
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty
– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu.
– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
– Thời gian dự kiến đăng ký dán nhãn năng lượn: 10 ngày làm việc. Tuy nhiên thời giann này có thể rút ngắn lại được nếu khách hàng có nhu cầu.
Bước 3: Dán nhãn năng lượng
– Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
– Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.
– Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
+ Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
+ Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
+ Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
+ Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.
– Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.
– Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật.
Bước 4: Báo cáo tình hình dán nhãn năng lượng
– Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
– Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
– Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương.
Đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện KHÔNG hề khó khi các bạn liên hệ với Nam Ninh Logistics
(Ảnh minh họa)
Nếu có bất cứ thắc mắc nào,hoặc cần tư vấn thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại Hotline hoặc truy cập website chính thức của Nam Ninh Logistics. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
CÔNG TY TNHH NAM NINH LOGISTICS
- Địa chỉ: P. 301, Số 3 ngõ 31, phố Dịch Vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
· Hotline: 0943626060
· Email: ops.manager@namninhlogistics.com
· Website: https://namninhlogistics.com
Tags: dịch vụ hải quan trọn gói, dịch vụ xuất nhập khẩu nam ninh logistics, đăng ký dán nhãn năng lượng cho động cơ điện, động cơ điện, hiệu xuất năng lượng tối thiểu, mst 0110158416, nam ninh logistics, quy trình dán nhãn năng lượng