Hàng lẻ là gì? LCL (viết tắt của Less than Container Load) là hàng lẻ, chỉ số lượng hàng hóa không đủ để đóng đầy một container. Trong trường hợp này, hàng hóa của bạn sẽ được gom chung với hàng hóa của các chủ hàng khác vào cùng một container để vận chuyển.
Phân biệt hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL)
1, HÀNG LẺ (LCL)
LCL (Less than Container Load). Được hiểu là “ HÀNG LẺ” chỉ số lượng hàng hóa không đủ để đóng đầy một container. Trong trường hợp này, hàng hóa của bạn sẽ được gom chung với hàng hóa của các chủ hàng khác vào cùng một container để vận chuyển.
Hiện nay hoạt động gom và ghép nhiều lô hàng lẻ (LCL Shipments) là rất phổ biến, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết kiệm chi phí. Các khái niệm liên quan đến các hoạt động này bao gồm: Khi thực hiện gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là consolidation, hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là consolidator hay Master Consol.
Hàng LCL thường được tập trung tại các địa điểm gom hàng lẻ (kho CFS: Container Freight Station) hay các nhà ga hàng hóa/kho hàng.
Đơn vị tính của hàng lẻ sẽ có nhiều cách áp dụng như: CBM, RT, W/M
CMB (Cubic Meter) gọi là mét khối (m3). Đây là đơn vị dùng phổ biến nhất để tính thể tích hàng hóa hiện nay.
RT (Revenue Ton) là đơn vị được tính bằng cách so sánh giá cước theo khối lượng (CBM) và giá vé theo trọng lượng (MT)
W/M (Weight or measurement)
Khối lượng tối thiểu tính cước đường biển (hàng LCL) là 1 RT (or 1 W/M). Nghĩa là nếu lô hàng là CBM=MT= 0.5 thì vẫn phải làm tròn lên là 1 RT để lấy giá trị này tính cước vận chuyển đường biển.
Cước vận chuyển LCL, thông thường sẽ tính 1 CBM = 1000KG, tùy vào hãng vận chuyển.
Ngoài ra ở một số tuyến xa hay Cảng inland (Cảng nội địa bên trong đất liền) thì cước được tính mức tối thiểu là 2 hoặc 3 CBM. Trong trường hợp này, nếu lô hàng là 1 CBM đi các tuyến này thì vẫn phải chịu tính cước vận chuyển đường biển bằng 2 hoặc 3 CBM.
Cách tính thể tích hàng lẻ (LCL) = dài x rộng x cao (đơn vị: mét)
Ví dụ 1: Năm thùng hàng dài 40cm, rộng 50cm, cao 30cm thì thể tích của kiện hàng này là: (0.4 x 0.5 x 0.3) x 5 = 0.3 khối (CBM)
2, HÀNG NGUYÊN CONTAINER (FCL)
FCL (Full Container Load). Hàng FCL là những hàng đã đủ điều kiện xếp đầy container, đủ tải có thể sẵn sàng làm các thủ tục xuất nhập khẩu quốc tế.
Người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
3, NHỮNG YẾU TỐ KHÁC NHAU CỦA HÀNG FCL VÀ LCL
Phụ phí và cước: Chi phí cho hàng FCL thường cao hơn so với hàng LCL. Người gửi hàng phải trả tiền cho thuê toàn bộ container, bất kể container có được lấp đầy hoàn toàn hay không. Ngược lại, với hàng LCL, chi phí sẽ được phân chia giữa các khách hàng có hàng trong cùng một container. Do đó, chi phí vận chuyển hàng LCL thường thấp hơn so với FCL, đặc biệt đối với các lô hàng nhỏ.
Rủi ro đối với hàng hoá: Với hàng FCL, rủi ro về hư hỏng hoặc mất mát hàng hoá ít hơn so với hàng LCL. Người gửi hàng có quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa trong container. Họ có thể tự do sắp xếp, đóng gói và định vị hàng hóa, để đảm bảo việc vận chuyển hiệu quả và tránh tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của người khác giảm nguy cơ thiệt hại.
Với hàng LCL người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cược container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container mà do consolidator sẽ là người đứng ra xử lý.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp hàng lẻ là gì để quý khách hiểu rõ hơn, quý khách hàng cần tư vấn về cước Xuất – Nhập khẩu hay thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế vui lòng liên hệ Nam Ninh Logitics để được tư vấn chi tiết nhất.
CÔNG TY TNHH NAM NINH LOGISTICS
Địa chỉ: P. 301, Số 3 ngõ 31, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: (+84) 247 300 1835
Hotline: 0916.161.603
Email: ngoloi@namninhlogistics.com
Website: https://namninhlogistics.com/
Tags: cách tính thể tích hàng lẻ, cách tính trọng lượng hàng lẻ, hàng FCL là gì, hàng LCL là gì, hàng lẻ là gì, hàng nguyên container là gì, local charge hàng lẻ tại cát lái, local charge hàng lẻ tại hải phòng, local charge hàng nguyên container tại hải phòng, phân biệt hàng lẻ và hàng container, phân biệt hàng nguyên công và hàng lẻ, phụ phí hàng FCL, phụ phí hàng lẻ, phụ phí hàng lẻ nhập khẩu, phụ phí hàng lẻ xuất khẩu, phụ phí hàng nguyên container, quy trình xuất hàng lẻ