THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Khi thương nhân trong nước nhận gia công hàng hóa từ thương nhân nước ngoài, việc thực hiện thủ tục hải quan đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo việc nhập khẩu và xuất khẩu diễn ra một cách hợp pháp.

  Nam Ninh Logistics  sẽ chia sẻ tìm hiểu về quy trình các bước làm thủ tục thông quan hải quan,quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa đối với loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài.

Thủ tục hải quan hàng gia công

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này còn phải thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1: Thông báo hợp đồng gia công

Để thông báo hợp đồng gia công cho công chức hải quan bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Hợp đồng gia công, các phụ lục hợp đồng nếu có.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

Tiếp đến, công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công; cấp số tiếp nhận hợp đồng gia công, ghi rõ ngày tháng năm tiếp nhận

Bước 2: Xây dựng định mức thực tế để gia công

Định mức gia công gồm:

– Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

– Định mức vật tư tiêu hao là lượng tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

– Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế hao hụt gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

– Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức cần phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm.

– Người đai đại diện cho cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng.

– Thương nhân gia công cần thông báo định mức, mã nguyên liệu, thông số kỹ thuật,

Bước 3: Nhập khẩu nguyên liệu

Để nhập khẩu nguyên liệu cần thực hiện theo các bước sau:
– Tiếp nhận, đăng ký và phân luồng tờ khai.
– Kiểm tra hồ sơ hải quan.
– Kiểm tra thực tế hàng hóa
– Nộp thuế, lệ phí hải quan.
– Quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Xuất khẩu thành phẩm
– Quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ.
– Nộp thuế, lệ phí hải quan.
– Kiểm tra thực tế hàng hóa
– Kiểm tra hồ sơ hải quan.
– Tiếp nhận, đăng ký và phân luồng tờ khai.
– Đầu tiên cần nộp hồ sơ thanh khoản đầy đủ và đúng quy định:
+ Đơn đề nghị thanh khoản.
+ Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
+ Bảng tổng hợp sản phẩm gia công.
– Tiếp đến là bạn ra quyết định thanh khoản:
+ Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản.
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản.
+ Ra quyết định thanh khoản hợp đồng gia công

II. ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HÀNG GIA CÔNG
1. Đối với thủ tục xuất khẩu
Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện.
2. Đối với thủ tục nhập khẩu
– Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
+ Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;

+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

+ Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai, đăng ký và phân luồng tờ khai: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh thành phố;

+ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục Hải quan

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Trước khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:

– Có chữ ký số được đăng ký;

– Đăng ký người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;

– Làm thủ tục để được cấp mã địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu;

– Làm thủ tục cấp mã địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp không được công nhận địa điểm kiểm tra tại chân công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra tập trung để kiểm tra (áp dụng đối với các lô hàng được hệ thống VNACCS phân vào luồng đỏ).

2. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện hợp đồng gia công, hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, còn phải:

– Thông báo cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu;

– Cơ quan Hải quan kiểm tra cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công của doanh nghiệp.

Chú ý:

  • Nếu doanh nghiệp có thay đổi về các thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất, hợp đồng gia công hay định mức sản phẩm thì phải làm thông báo thay đổi cho cơ quan hải quan theo MẪU 12.
  • Trường hợp kết thúc HĐGC nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn thực hiện theo Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, trong đó quy định tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm theo mẫu số 17/XL-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, không có quy định việc export dữ liệu từ phần mềm khai báo hải quan vào USB gửi cho cơ quan Hải quan. Khi đó Từ ngày 05/06/2018, thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn thực hiện theo quy định tại khoản 42, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính

Thủ tục hải quan hàng gia công
Thủ tục hải quan hàng gia công

>>>> Xem thêm: Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế

V.  QUY TRÌNH KHAI BÁO HẢI QUAN CHUYÊN NGHIỆP 

NAM NINH LOGISTICS

Thủ tục thông quan có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại hàng hóa. Để đảm bảo việc thông quan thành công, Nam Ninh Logistics sẽ tìm hiểu và tuân thủ các quy định hải quan của quốc gia mà bạn đang nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa.
Bước 1: Hỗ trợ mua và cài đặt chữ ký số (công cụ để khai báo hải quan điện tử) đối với doanh nghiệp mới.
Bước 2: Kiểm tra trước các vấn đề liên quan đến hàng hóa như mã HS, thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O (nếu có), giấy phép nhập khẩu chuyên ngành (nếu có), dự kiến phân luồng hải quan (xanh/vàng/đỏ), dự kiến khả năng kiểm hóa (nếu có),…và các tình huống có thể xảy ra cũng như cách xử lý để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện khai báo và làm thủ tục hải quan.
Bước 3:  Kiểm tra lại bộ chứng từ cho chính xác, truyền khai thử hải quan điện tử và gửi cho khách hàng, kiểm tra lại trước khi truyền khai chính thức.
Bước 4: Khai báo hải quan điện tử chính thức, thông báo kết quả phân luồng.
Bước 5: Nhân viên hiện trường làm các thủ tục để thông quan tờ khai. Tại đây
Bước 6Sắp xếp phương tiện vận chuyển phù hợp, thông báo kế hoạch giao hàng đến tận kho của khách hàng.
Bước 7Xuất hóa đơn giá trị gia tăng, bàn giao các chứng từ hóa đơn liên quan trực tiếp lô hàng.

Hãy liên hệ sớm với Nam Ninh Logistics để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất !

Hotline: 0943 62 6060 / 0949 620 621

Email: ops.manager@namninhlogistics.com

CÔNG TY TNHH NAM NINH LOGISTICS

  • Địa chỉ:P.301, Số 3 ngõ 31, phố Dịch Vọng, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

  • Email: ops.manager@namninhlogistics.com

  • Website: https://namninhlogistics.com

namninhlogistics.com

Tags: , , , , , , , , , , , , , ,