Thủ tục hải quan cho doanh nghiệp mới thành lập có thể phức tạp. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó trong quá trình đăng ký làm thủ tục hải quan lần đầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu một lô hàng. Nam Ninh Logistics sẽ tư vấn chi tiết thủ tục hải quan mà doanh nghiệp mới thành lập cần phải chuẩn bị.
1. Đăng ký mã số hải quan cho doanh nghiệp mới thành lập
-
Doanh nghiệp cần chuẩn bị chữ ký số.
-
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều dùng chữ ký số để khai thuế, và có thể dùng luôn chữ ký số này để khai bảo hải quan.
-
Nếu doanh nghiệp mới thành lập thì cần mua chữ sổ mới, nhân viên của Nam Ninh logistics sẽ hỗ trợ quý doanh nghiệp đăng ký lấy mã từ cơ quan hải quan.
-
Đăng ký sử dụng Hệ thống ECUS5 VNACCS: để truyền tờ khai điện tử, thời gian có hiệu lực sau 24 giờ.
2. Đăng ký kiểm tra chuyên nghành
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
-
-
Tuỳ thuộc vào thoả thuận với đối tác nước ngoài trên hợp đồng ngoại thương mà doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của người mua hàng như:
-
Làm giấy chứng nhận xuất xứ (C.O: Certificate of Original)
-
Chứng nhận kiểm dịch đối với các mặt hàng động vật và thực vật
-
Ngoài ra theo quy định đối với từng mặt hàng cụ thể chính phủ sẽ yêu cầu kiểm tả chuyên ngành đối với loại hàng hoá đó.
-
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
-
-
Với mỗi mặt hàng cụ thể Nam Ninh sẽ tư vấn cho quý khách biết mặt hàng nhập khẩu có bị kiểm tra chuyên nghành hay không. Doanh nghiệp liên hệ Nam Ninh để được tư vấn quy trình chi tiết trước khi nhập hàng, tránh bị vướng thủ tục pháp lý khi nhập khẩu hàng về Việt Nam
-
Một số chuyên nghành yêu cầu kiểm tra:
-
Kiểm dịch thực vật
-
Kiểm dịch động vật
-
Vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Kiểm tra chất lượng đối với hàng máy móc
-
Đăng kiểm đối với xe cơ giới
-
….
-
-
3. Khai và truyền tờ khai
-
Dựa trên các chứng từ liên quan (bill, invoice, packing list, C.O…) Nam Ninh sẽ lên tờ khai nháp và gửi cho doanh nghiệp kiểm tra lại thông tin cho chính xác nhất. Các thông tin cần lưu ý: Mã hs code, tên doanh nghiệp, mã số thuế, mã loại hình, mã chi cục hải quan, mã địa điểm lưu kho, số tiền thuế phải nộp…
-
Khi các thông tin đã chính xác, sẽ tiến hành truyền tờ khai chính thức và sẽ nhận phân luồng:
-
Luồng Xanh: hệ thống đã thông quan, cần nộp thuế và đến hải quan giảm sát làm nốt thủ tục là xong.
-
Luồng Vàng hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy.
-
Luồng Đỏ: hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, sau đó kiểm tra thực tế hàng hóa
-
4. Thông quan hải quan tại chi cục hải quan
a, Đối với luồng xanh
-
Áp dụng cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
-
Các hàng hóa xuất nhập khẩu được đi đều đặn vào luồng xanh có thể kể đến như hàng vải may mặc, nông sản, linh kiện máy,…Hàng hóa được chấp nhận thông quan điện tử ngay khi truyền tờ khai và được phân luồng hải quan.
b, Đối với luồng vàng
Trường hợp phân luồng hải quan tự động với kết quả cho ra luồng vàng công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, không kiểm tra chi tiết hàng hóa. Hồ sơ hợp lệ sẽ được thông quan hải quan ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế.
c, Đối với luồng đỏ
-
Nếu phân luồng hải quan thuộc luồng đỏ sẽ phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra trực tiếp hàng hóa.
-
Mức độ kiểm tra chi tiết thực tế lô hàng hóa như sau:
-
Kiểm tra không quá 5% lô hàng hóa: Việc kiểm tra nhằm mục đích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng. Nếu không sai phạm việc kiểm tra kết thúc còn nếu có sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ sai phạm.
-
Kiểm tra không quá 10% lô hàng hóa: Đây là những hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế tuy nhiên hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nên sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu không vi phạm sẽ kết thúc kiểm tra trường hợp có vi phạm sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ vi phạm.
-
Kiểm tra toàn bộ lô hàng hóa áp dụng đối với trường hợp chủ hàng đã có nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan.
-
5, Thủ tục sau khi thông quan tại kho/cảng
-
Đối với hàng xuất khẩu coi như đã hoàn tất khâu thủ tục hải quan chỉ đợi hàng lên tàu.
-
Đối với hàng nhập khẩu:
-
-
Sau khi đã có tờ khai thông quan, việc cần làm cuối cùng là in mã vạch tờ khai từ website của tổng cục hải quan, xuống hải quan giám sát tại cảng hoặc kho để làm thủ tục lấy hàng ra. Hải quan dùng thiết bị đọc mã vạch, ký giấy hoàn tất thủ tục.
-
Nhân viên giao nhận đem theo lệnh vào cảng/ kho làm thủ tục đổi lệnh của cảng/ kho để giao cho xe kéo hàng. Lưu ý hạn lệnh của hãng tàu (với hàng nguyên container), nếu lệnh hết hạn thì phải đến hãng tàu gia hạn trước khi đổi lệnh ở cảng.
-
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Nam Ninh Logistics về thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp mới thành lập. Hy vọng chia sẻ hữu ích với doanh nghiệp. Quý khách có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ thông quan hải quan cho doanh nghiệp vui lòng liên hệ hotline: 0916161603
Tags: dịch vụ hải quan tại cát lái, dịch vụ hải quan tại hải phòng, dịch vụ hải quan tại nội bài, dịch vụ lên tờ khai nhập khẩu, giá thủ tục hải quan tại hải phòng, giá thủ tục hải quan tại nội bài, thủ tục hải quan cho doanh nghiệp mới thành lập, thủ tục hải quan tại cát lái, thủ tục hải quan tại Nội Bài, thủ tục hải quan tại tân sơn nhất, thủ tục nhập khẩu hàng hoá, thuế nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam