Hoạt động nhập khẩu là một khâu vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Đi kèm với hoạt động này đó chính là các thủ tục hải quan mà chúng ta cần phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động này.
Hàng hóa nhập khẩu rất nhiều và đa dạng và trong đó có những mặt hàng sản phẩm đồ dùng gia dụng mà phổ biết nhất đó là lò vi sóng. Lò vi sóng ngày càng trở nên phổ biến trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Nếu nắm rõ cách sử dụng, lò vi sóng có thể thay bạn thực hiện nhiều công thức nấu ăn phức tạp trong một khoảng thời gian rất ngắn
Lò vi sóng là thiết bị quen thuộc trong căn bếp của nhiều bà nội trợ hay những người yêu nấu nướng. Lò vi sóng là một thiết bị nhà bếp ứng dụng sóng vi ba để hâm nóng, rã đông, làm chín thức ăn, giúp tiết kiệm thời gian cho việc nội trợ.
Hiện nay nhu cầu mua bán,sử dụng lò vi sóng rất phổ biến và không ngừng tăng mạnh theo từng năm. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này thì thủ tục tương đối phức tạp, cần phải hiểu rõ về các quy định, cũng như các giấy tờ liên quan cần chuẩn bị.
THỦ TỤC NHẬP KHẨU LÒ VI SÓNG
Mặt hàng lò vi sóng được quy định rõ trong các văn bản Pháp luật, cụ thể như sau:
-
Quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành về việc công bố sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý.
-
Thông tư số 07/2018/BKHCN về việc sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và mục đích khác tương tự.
-
Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa thuộc nhóm 2.
-
Công văn số 2421/TĐC-HCHQ về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 07/2017-BKHCN ban hành vào ngày 16/6/2017.
-
Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ban hành vào ngày 09/3/2017, quy định về danh mục dán nhãn năng lượng và quy trình thực hiện.
QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LO VI SÓNG
-
Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng
-
Bước 2- Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan
-
Bước 3 – Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN và QCVN4:2009/BKHCN
-
Bước 4- Công bố hợp quy lò vi sóng
-
Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường
I . ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LÒ VI SÓNG
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu tại Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường cấp Tỉnh. Mở tờ khai Hải quan tại Chi Cục Hải quan nào thì đang ký tại khu vực tỉnh, thành phố đó.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu
. Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu), gồm 4 bản gốc
-
-
-
Hợp đồng mua bán
-
Hoá đơn thương mại
-
Phiếu đóng gói hàng hoá
-
Vận tải đơn
-
Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá
-
-
Thời gian làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
Thời gian tiến hành thường mất tầm 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sẽ xác nhận cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá trên giấy đăng ký.
Sau khi hệ thống gửi phản hồi hồ sơ được thông qua thì nộp bản cứng để Chi Cục tiêu chuẩn đo lường ký xác nhận và đóng dấu. Doanh nghiệp lưu một bản. Một bản nộp cho Hải quan trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu
II. LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN
Sau khi thủ hiện các thủ tục kiểm tra kể trên và có giấy chứng nhận kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy thì cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu tủ lạnh sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng
Đối với thủ tục hải quan: doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 16 Mục 2 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
a. Truyền tờ khai hải quan và mở tờ khai tại nơi đăng ký tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
b. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ , kiểm hóa thực tế hàng hóa, nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Doanh nghiệp nộp thuế theo quy định rồi mang hàng về kho của mình rồi làm các bước tiếp theo.
III. THỦ NGHIỆM VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
1. Hồ Sơ Đăng ký Kiểm Tra Nhà Nước Về Chứng Nhận Hợp Quy Lò Vi Sóng
-
Giấy đăng ký kinh doanh
-
Mẫu đăng ký kiểm tra Nhà nước về chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu;
-
Contract (Hợp đồng)
-
Invoice;
-
Packing list;
-
Vận đơn;
-
Ảnh chụp Namplate + hình ảnh tổng thể sản phẩm (nếu có);
-
Mẫu 09 Đưa hàng hóa về bảo quản (nếu có);
-
Tờ khai Hải quan (nếu có);
-
C/O, CQ (nếu có)
2. THỬ NGHIỆM AN TOÀN ĐIỆN ĐỂ CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÒ VI SÓNG
Nam Ninh Logistics sẽ hỗ trợ doanh nghiệp liên hệ với các phòng thử nghiệm tại Quatest 1 ở Hà Nội; nghiệm theo TCVN 5699-2-25:2007.
Lò vi sóng – An toàn điện – Microwave – Safety
Các sản phẩm Lò Vi Sóng (Gồm cả Lò Vi Sóng kết hợp)
Theo phạm vi áp dụng:
-
QCVN 04:2009/BKHCN và TCVN 5699-2-25:2007;
-
Quyết định 3482/QĐ-BKHCN. Bao gồm:
-
Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN;
-
Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN;
-
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN;
-
Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN;
-
Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN;
-
Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN.
-
3. CHỨNG NHẬN HỢP QUY (QCVN 04) LÒ VI SÓNG TẠI BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Hồ sơ Hải quan gồm: Sale Contract, Invoice, Packing List, Bill of Lading/ Airway Bill…;
-
Biên bản bàn giao Cont của doanh nghiệp với hãng tàu (Đối với hàng nguyên cont);
-
Kết quả thử nghiệm.…Cùng các giấy tờ khác liên quan.( nếu có)
IV, DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG SẢN PHẨM
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định quan trọng. Nó giúp cơ quan hải quan quản lý được hàng hóa, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng.
Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ, nhãn mác trên sản phẩm phải tuân thủ quy tắc “3M” như sau:
-
Thông tin của người nhà xuất khẩu (Manufacturer)
-
Tên và thông tin sản phẩm (Model)
-
Xuất xứ của sản phẩm (Made in)
Đây là những nội dung cơ bản và bắt buộc phải có trên nhãn mác của hàng hóa. Thông tin trên nhãn mác cần phải sử dụng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác có phiên dịch đi kèm.
Việc dán nhãn lên sản phẩm là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, việc đặt nhãn mác đúng vị trí cũng rất quan trọng. Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần phải được dán lên các bề mặt của kiện hàng, bao gồm thùng carton, kiện gỗ, hoặc bao bì sản phẩm. Điều này có ý nghĩa quan trọng để dễ dàng kiểm tra và nhận biết hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu. Việc dán nhãn mác đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình kiểm tra hải quan khi nhập khẩu hàng hóa.
Nếu không tuân theo quy định về việc dán nhãn lên hàng hóa, các rủi ro sau có thể xảy ra:
-
Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
-
Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ có thể bị từ chối.
-
Hàng hóa dễ bị thất lạc hoặc hỏng hóc do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
DỊCH VỤ THÔNG QUAN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY NAM NINH LOGISTICS
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong mảng làm thủ tục khai báo hải quan, NAM NINH LOGISTICS luôn mang đến giải pháp thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức. Chính vì vậy, khi cho nhu cầu làm ” DỊCH VỤ THÔNG QUAN HÀNG HÓA ” hãy liên hệ ngay cho NAM NINH LOGISTICS . Chúng tôi cam kết cách thông tin dịch vụ như sau:
-
Là Công ty Giao nhận có đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ xnk.
-
Khai báo hải quan chuyên nghiệp, nhanh gọn, chính xác, thông quan trong ngày
-
Hướng dẫn chuẩn bị Hồ Sơ Xuất Nhập Khẩu cho khách hàng
-
Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng
-
Cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói chuyên nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận
-
Luôn sẵn sàng hỗ trợ về thủ tục Xuất Nhập Khẩu khi cần
-
Lấy lệnh giao hàng tại hãng tàu /đại lý hãng tàu
-
Nộp thuế xuất, nhập khẩu, thuế đảm bảo theo quy định của hải quan
-
Mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu cho lô hàng
-
Làm việc với hải quan cổng, kho bãi giúp khách hàng lấy hàng nhanh chóng.
-
Vận chuyển hàng hóa đến tận kho của khách hàng đúng hợp đồng
-
Tư vấn miễn phí Pháp Luật Hải Quan, các quy định liên quan đến xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa
-
Tư vấn miễn phí về khai báo hải quan – quy trình & thủ tục khai báo hải quan, tham vấn áp giá hải quan và các chính sách thuế khác có liên quan.
-
Tư vấn miễn phí mã số hàng hóa (HS code) và mức thuế nhập khẩu, xuất khẩu của từng loại hàng hóa.
-
Tư vấn miễn phí Hợp Đồng Ngoại Thương xuất khẩu – nhập khẩu
-
Tư vấn các chứng từ cần thiết cho lô hàng đồng thời nhận làm đầy đủ bộ chứng từ cho lô hàng khi khách hàng yêu cầu….
Hãy liên hệ sớm với Nam Ninh Logistics để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất !
Tags: DỊCH VỤ HẢI QUAN CHUYÊN NGHỆP, DỊCH VỤ HẢI QUAN NAMNINH LOGISICS, DỊCH VỤ HẢI QUAN TRỌN GÓI NAM NINH LOGISICS, DỊCH VỤ HẢI QUAN UY TÍN, DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN THÔNG QUAN TẠI THÁI NGUYÊN, DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN THÔNG QUAN TẠI VĨNH PHÚC, DỊCH VỤ THÔNG QUAN HÀNG HÓA TẠI NAM NINH LOGISTICS, QCVN 04:2009/BKHCN và TCVN 5699-2-25:2007, Quyết định 2711/QĐ-BKHCN, Quyết định 3482/QĐ-BKHCN, THỦ TỤC NHẬP KHẨU LÒ VI SÓNG