Thủ tục nhập khẩu máy xúc đã qua sử dụng
Các mặt hàng máy xúc, máy cẩu, máy xúc lật … gọi chung là máy chuyên dùng. Nếu là hàng mới 100% thì không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ. Do đó, doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng trên giống như các cách làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa thông thường.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau: Theo Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa cấm cấm nhập khẩu thì hàng hóa máy xúc, máy đào… thuộc nhóm hàng hóa “máy chuyên dùng” sẽ bị cấm nhập khẩu nếu có số khung, số máy bị tẩy xóa, đục sửa hay đóng lại. Nếu bị phát hiện, cho dù vô ý hay cố tình nhập khẩu về Việt Nam, thì các loại hàng hóa trên (dù loại hàng cũ hay mới) đều sẽ bị tịch thu ngay.
Ngoài ra, đối với mặt hàng máy xúc, nếu là hàng cũ, đã qua sử dụng thì vẫn phải tuân theo điều kiện tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng quy định: Những loại máy móc cũ phải có tuổi đời không quá 10 năm mới được phép nhập khẩu (Điều 6: Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng).
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, dù tuổi đời của của máy chuyên dùng quá 10 năm, nhưng vẫn được phép nhập khẩu về Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ Quyết định 18/2019/QĐ-TTg (Điều 9. Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác) cho một số trường hợp ngoại lệ này.
Thủ tục nhập khẩu máy xúc đã qua sử dụng
Bước 1: Thực hiện đăng ký đăng kiểm máy xúc nhập khẩu trước khi mở tờ khai hải quan
Tiến hành chuẩn bị hồ sơ và đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đăng ký hồ sơ Online trên Cổng thông tin 1 cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn
Hồ sơ bao gồm: Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định, Invoice (Hóa đơn), Catalogue – Tài liệu kỹ thuật của xe, CQ ( Giấy chứng nhận xuất xưởng)
Sau khi tiến hành đăng ký nếu không phải chỉnh sửa thông tin hồ sơ thì sẽ được cấp số đăng ký, phục vụ cho việc lên tờ khai hải quan
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Truyền tờ khai với lưu ý ghi chú “Doanh nghiệp đã đăng ký đăng kiểm”, truyền xong mang bộ hồ sơ xuống hải quan để làm thủ tục.
Đến đây sẽ có 2 trường hợp:
TH1:. Mang hàng về kho của mình bảo quản: thì cần chuẩn bị hồ sơ nhà xưởng nơi tập kết máy phải có đầy đủ giấy tờ (như hợp đồng thuê, cấp phép của địa phương…) nộp kèm công văn xin mang hàng về bảo quản để kéo hàng về kho sau đã tạm thông quan. Hai quan kiểm tra và sau khi được đồng ý, máy sẽ được mang về kho rồi hẹn lịch Cán bộ Đăng kiểm đến kiểm tra
TH2: Kiểm tra đăng kiểm ngay tại cảng. Sau khi có kết quả kiểm định (sau 7-10 ngày), nộp 1 liên cho hải quan để làm thông quan là xong. trường hợp này thì bạn cần lưu ý phí lưu kho tại cảng.
Bước 3: Nộp lệ phí Đăng kiểm xe và chờ chứng thư đăng kiểm của nếu xe đạt yêu cầu
Hãy liên hệ sớm với Nam Ninh Logistics bạn sẽ được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất!
Tags: bên thứ 3 cung cấp dịch vụ. Nam Ninh Logistics, dịch vụ hải quan tại cát lái, dịch vụ hải quan tại hải phòng, dịch vụ hải quan tại nội bài, dịch vụ lên tờ khai nhập khẩu, Đăng kiểm việt nam, giá thủ tục hải quan tại hải phòng, giá thủ tục hải quan tại nội bài, nam ninh logistics, nam ninh logistics. mst 0110158416, nghị định 128/2020/ NĐ-CP, QQCVN 43:2017/BGTVT, thông tư 12/2022/TT BGTVT, thủ tục hải quan cho doanh nghiệp mới thành lập, thủ tục hải quan tại cát lái, thủ tục hải quan tại Nội Bài, thủ tục hải quan tại tân sơn nhất, thủ tục nhập khẩu hàng hoá, thuế nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam